1/ Mắt lé là gì? Mắt lé như thế nào?
Mắt lé là dạng bệnh lý bẩm sinh xuất hiện từ khi sinh ra. Bệnh thường phát sinh ở tuổi nhỏ, có khi từ lúc mới lọt lòng hoặc xuất hiện muộn hơn.
Mắt lé là tên gọi khác của mắt lác đều là hiện tượng thiếu hợp thị và không cân bằng giữa hai mắt. Về tên gọi, ở mỗi vùng miền sẽ có cách gọi khác nhau. Ở miền Nam, người ta gọi là mắt lé, còn ở miền Bắc gọi là mắt lác.
Mắt lé là gì? Nguyên nhân và cách chữa mắt lé hiệu quả?
Mắt lé như thế nào? Bệnh mắt lé là một hiện tượng bất thường trong sự phối hợp của hai mắt khi thực hiện động tác nhìn vào bất kỳ sự vật nào đó. Lúc này, hai đồng tử mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường cũng như không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 con mắt về phía mục tiêu, một mắt nhìn vào vật tiêu còn mắt kia lại “lạc hướng” ra khỏi đích ngắm, con mắt này không cố định có thể di chuyển quá mức ra phía ngoài hoặc bên trong ( gọi là lé trong hoặc lé ngoài) hoặc theo hướng lên trên – xuống dưới hoặc cũng có thể là động tác xoay.
2/ Nguyên nhân gây bệnh mắt lé
Theo các chuyên gia về bệnh mắt lé do nhiều nguyên nhân gây nên: 40% là do bẩm sinh (xuất hiện từ 0-6 tháng tuổi), 40% do tật khúc xạ và 20% do bệnh lý khác.
Bệnh mắt lé do nhiều nguyên nhân gây nên
Do bẩm sinh: Do sự cấu tạo bất thường bẩm sinh của hệ vận động nhãn cầu (ở các cơ)
Do các tật khúc xạ về mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị. Cận thị thường gây ra lác ngoài, viễn thị thường gây lác vào trong. Các tật ấy làm cho mắt có thị lực rất thấp rất dễ bị lệch trục, thành ra lác.
Có thể một tổn thương nào như khối u, xuất huyết… làm liệt thần kinh vận động cho cơ nên mắt bị lé.
Lé cũng có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có cha mẹ bị lé thì tỉ lệ con cái bị di truyền là tương đối cao.
Lé có thể do một rối loạn nào đó ở não hoặc tại cơ làm sự điều phối trên bị rối loạn. Mắt bị một bệnh nhiễm khuẩn, vi khuẩn đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc, chấn thương, sụp mí…
BẠN BĂN KHOĂN KHÔNG BIẾT NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN BẠN BỊ LÉ MẮT
HÃY CHIA SẺ TÌNH TRẠNG MẮT CỦA BẠN ĐỂ ĐƯỢC CÁC CHUYÊN GIA TƯ VẤN!
3/ Bệnh mắt lé ảnh hưởng như thế nào?
Mắt lé là như thế nào?
+ Ảnh hưởng thị lực: Mắt lé thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thị lực, thị giác kém phát triển có thể gây nhược thị.
+ Ảnh hưởng hợp thị hai mắt ( không phân định được khoảng cách, không nhìn được hình nổi)
+ Ảnh hưởng tâm lý: Đối với trẻ em khi bị mắc phải bệnh lý mắt lé sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý, thường xuyên bị trọc ghẹo. Đối với người lớn, mắt lé gây trở ngại lớn đến giao tiếp trong cuộc sống, tạo tâm lý mặc cảm muốn xa lánh bạn bè, khó hòa nhập trong cộng đồng, xã hội, nhất là bệnh nhân là giới nữ. .
+ Ảnh hưởng thẩm mỹ: Mắt lé ảnh hưởng lớn tới tính thẩm mỹ của người bệnh, là khuyết điểm lớn khiến đôi mắt kém linh hoạt, không có “hồn”.
4. Người mắt lé phải làm sao để khắc phục?
Bệnh mắt lé hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh lé mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Trước hết là phải phục hồi thị lực cho mắt lé bằng cách luyện tập trên máy chỉnh quang để phục hồi hợp thị cả 2 mắt. điều chỉnh kính đúng số cận, viễn hay loạn thị hoặc tập cho mắt lé tập trung nhìn chính xác vào hình vật. Nói chung, bác sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh tật khúc xạ, điều trị nhược thị ( nếu có) trước, xem xét phẫu thuật để làm thẳng hàng hai mắt, sau đó sẽ tiếp tục điều trị để phục hồi và duy trì chức năng thị giác.
Bệnh mắt lé hoàn toàn có thể khắc phục
Để xác định chính xác phương pháp, bạn cần đến khám tại phòng khám chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán, bởi nếu mắt lé thật sự thì phải điều trị để duy trì và bảo tồn các chức năng mắt.
Mắt lé là gì? Mắt lé phải làm sao? Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn đọc giải đáp cụ thể được những câu hỏi này. Mắt lé mếu được điều trị đúng cách chắc chắc sẽ đem lại kết quả mỹ mãn về mặt thẩm mỹ cũng như về chất lượng thị giác.
Chuyên mục tư vấn
Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam
Nguồn http://ift.tt/1P6NAB7
The post Mắt lé là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục mắt lé hiệu quả nhất appeared first on bammihanquoc.com.
from bammihanquoc.com http://ift.tt/2sAkAKk
via IFTTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét